Văn hóa ẩm thực: Yếu tố định vị thương hiệu du lịch TPHCM

Thứ bảy, 29/04/2017 23:13
0
0
Phát triển du lịch dựa trên cơ sở các yếu tố ẩm thực TPHCM hiện nay không chỉ góp phần vào việc thu hút du khách mà còn hướng tới xây dựng thương hiệu du lịch.

Chiều 26.4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Sở du lịch TPHCM phối hợp cùng Văn phòng đại diện Công ty dịch vụ Triển lãm Singapre tổ chức tọa đàm "Phát huy giá trị ẩm thực Việt Nam trong việc định hình và phát triển du lịch TPHCM” nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng và nâng tầm giá trị ẩm thực Việt trong mắt bạn bè năm châu.

Hãy để ẩm thực làm đại sứ thương hiệu cho quốc gia

Ẩm thực là yếu tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa và sức hấp dẫn của một quốc gia. Trải qua 4.000 năm lịch sử, người Việt Nam đã sáng tạo ra rất nhiều món ngon, mang đậm dấu ấn truyền thống vùng miền.

Trong phần tham luận về Lịch sử và Văn hóa ẩm thực Việt Nam - Nền tảng của phong cách sống Việt Nam, ông Paul Le - Tổng thư ký Hội ẩm thực Escoffier, Phó chủ tịch hỗ trợ bán lẻ - Tập đoàn Central Group cho biết: “Qua chiều dài lịch sử, trong số những tầng lớp thống trị từ phương Bắc ra phương Tây, Pháp để lại dấu ấn đậm nét nhất trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Những năm tháng thăng trầm đó đã sản sinh ra một Việt Nam hòa quyện nhiều nền văn hóa ẩm thực đa dạng”.

Theo ông Paul Le, đời sống hiện đại có vô số những cách thưởng thức ẩm thực chất lượng, từ nhâm nhi trong các quán ăn đường phố đến những trải nghiệm ẩm thực đỉnh cao của các đầu bếp chuyên nghiệp hoặc công nhận sao từ Michelin. Tất cả những thành tố lịch sử, bao gồm nền văn hóa ẩm thực hòa quyện và cách chúng ta sống tại TPHCM là nguyên liệu tạo nên “Phong cách sống của người Việt”.


Ông Paul Le - Tổng thư ký Hội ẩm thực Escoffier, Phó chủ tịch hỗ trợ bán lẻ - Tập đoàn Central Group ca ngợi nền ẩm thực Việt Nam rất phong phú và đa dạng cả về sản vật lẫn gia vị

Thực chất, ẩm thực và du lịch luôn gắn liền với nhau. Khi có cơ hội thưởng thức các món ăn mới lạ và hấp dẫn trong chuyến đi, du khách sẽ sẵn sàng đón nhận vì đó là trải nghiệm thú vị gắn với tâm lý và sinh hoạt hàng ngày.

Đồng thời, ẩm thực còn đóng vai trò làm nên dấu ấn khác biệt giữa các quốc gia. Bởi lẽ, bên cạnh hương vị và nghệ thuật chế biến món ăn, khi quảng bá, chúng thường đi kèm với thương hiệu quốc gia. Điều này giúp khắc sâu vào tâm trí du khách, khiến họ quan tâm tìm hiểu, tạo thêm động lực quyết định đi thăm hay trở lại điểm đến du lịch.

Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch hội đồng quản trị/Tổng giám đốc công ty du lịch Vietravel, trong những năm gần đây, TPHCM đã đẩy mạnh việc xây dựng một số chương trình xúc tiến du lịch trong đó xem ẩm thực là một sản phẩm du lịch quan trọng như Liên hoan Món ngon các nước, Lễ hội ẩm thực đất phương Nam, Lễ hội Trái cây Nam Bộ...

Tuy nhiên, số lượng các chương trình vẫn còn hạn chế, chưa tạo dựng được hình ảnh sản phẩm nổi bật; thiếu địa điểm cung cấp tư liệu văn hóa ẩm thực đến du khách; các quán đường phố tuy mang phong vị địa phương nhưng khó bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng mỹ quan và văn minh đô thị, nạn chặt chém du khách cũng là vấn đề nan giải.


Ông Nguyễn Quốc Kỳ khẳng định, Việt Nam cần phải xây dựng thành công thương hiệu du lịch ẩm thực.

Qua bài tham luận, ông cũng đề xuất: “Tuy được thừa hưởng nhiều nền ẩm thực khác nhau nhưng TPHCM vẫn chưa khác thác tập trung, chưa tạo được điểm đặc biệt, nổi trội vì vậy chúng ta phải quy hoạch điểm ẩm thực, khu chợ đêm ẩm thực một cách có tổ chức để đưa vào khai thác du lịch.

Bên cạnh đó, cần kết hợp quảng bá du lịch Việt Nam song hành với ẩm thực Việt. Các công ty du lịch có thể định hình thêm các tour du lịch ẩm thực hay tour tự chọn về đêm, hướng dẫn khách thưởng thức các món ăn tại TPHCM”.

Ngoài ra, theo ông thì Sở du lịch cần khuyến khích các nhà hàng nên phục vụ đi kèm một số món ăn truyền thống. Đồng thời thường xuyên tổ chức các sự kiện ẩm thực mang tầm quốc tế như các hội chợ, triển lãm, hội thi, tôn vinh, đề cử các nghệ nhân, đầu bếp…

Trong buổi tọa đàm, các đại biểu cũng chia sẻ về vai trò quan trọng của truyền thông đối với quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam.



Bà Nguyễn Thu Hương - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và Truyền thông Nam Hương cho biết: “Món ăn Việt Nam được đánh giá cao bởi độ tươi và thanh đạm, cân bằng hài hòa các mùi vị tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo khảo sát thì khách du lịch quốc tế chỉ biết đến một vài món ăn tiêu biểu như phở, nem rán và bánh mì. Điều này cho thấy, chúng ta còn nhiều hạn chế trong truyền thông về tính đa dạng của ẩm thực Việt”.

Bà cũng đưa ra nhiều ví dụ về các nước có nền ẩm thực phát triển mạnh thông qua truyền thông như Hàn Quốc, Nhật Bản. Đặc biệt là Hàn Quốc, họ đã có một chiến lược truyền thông về du lịch rất bài bản, nhất là về ẩm thực. Từ những bộ phim như Dae Jang Geum, Kimchi Family… đến các chương trình truyền hình thực tế, Hàn Quốc đã giới thiệu đến thế giới văn hóa ẩm thực - niềm tự hào của xứ sở kim chi.

Chính vì vậy, để nâng cao hình ảnh của văn hóa ẩm thực Việt, theo bà Hương cần vận dụng truyền thông xây dựng chương trình hệ thống đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế cho nhà hàng ẩm thực đạt tiêu chuẩn như giá cả, dịch vụ, tiện ích cung cấp cho khách hàng… Ngoài ra, cần sử dụng truyền thông 360 độ hiện đại như fanpage, mạng xã hội, hot blogger, thực hiện các TVC quảng cáo đặc điểm nổi bật của du lịch và ẩm thực Việt… để quảng bá ẩm thực du lịch Việt Nam.


Các đại biểu chăm chú theo dõi phần tham luận của các diễn giả

Đầu bếp không phải nghề “thấp kém”

Trong phiên 2 của tọa đàm, các đại biểu tham dự đã có dịp lắng nghe, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia về một số vấn đề liên quan đến ẩm thực ngày nay.

Để biến ẩm thực thành nghệ thuật, giới thiệu bạn bè quốc tế thì chắc chắn không thể không kể đến công lao của các đầu bếp. Đa số mọi người đều quan niệm rằng nghề đầu bếp đơn thuần chỉ là nấu ăn, nhưng kỳ thực với những ai đã thật sự bước chân vào nghề và nghiêm túc theo nó đến cùng thì đây thật sự là một chặng đường dài đầy thử thách.

Ông Lý Huy Sáng - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Long I - Phó trưởng ban thường trực Ban tổ chức cuộc thi Chiếc Thìa Vàng cho biết: “Ẩm thực Việt Nam là một báu vật chưa được khai thác, còn rất nhiều các sản vật, gia vị mà thế giới chưa biết đến. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay xu hướng ngày càng chuộng món ăn Thái, món Hàn, món Pháp... mà quên đi ẩm thực Việt, nhất là ở giới trẻ. Quan trọng nhất là nghề bếp chưa thật sự nhận được sự tôn trọng của xã hội.

Thậm chí, ngay cả với các đầu bếp đã chiến thắng tại cuộc thi Chiếc Thìa Vàng khi biểu diễn các kỹ nghệ nấu ăn thì dường như mọi người đều không quan tâm. Do đó, chúng ta cần thay đổi định kiến xã hội để các đầu bếp có thể tự hào, không xem đó là nghề nghiệp thấp kém".

"Vì thế, cuộc thi Chiếc Thìa Vàng chúng tôi tổ chức với mong muốn tôn vinh nghề bếp. Trong tương lai, chúng tôi cũng mong được hỗ trợ nhiều đơn vị để đưa cuộc thi ra thế giới, góp phần quảng bá ẩm thực Việt Nam” - Ông Sáng chia sẻ.

Theo ông Hãn Nguyên Nguyễn Nhã - Trưởng Đề án Bếp Việt - bếp của Thế giới, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam thì tại TPHCM chưa nơi nào nhiều tiềm năng như khu Phan Xích Long. Nơi đây có thể xây dựng làng ẩm thực du lịch quy mô lớn vừa tiện đường thủy, đường bộ và cả gần cảng hàng không Tân Sơn Nhất… Từ hiện trạng tự phát thuận lợi, nếu được quy hoạch có khả năng xây dựng làng ẩm thực du lịch lớn nhất nước và cả vùng Đông Nam Á hay thế giới.

Trong phiên 2 của tọa đàm, các đại biểu tham dự đã có dịp lắng nghe, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia về một số vấn đề liên quan đến ẩm thực. Ảnh: Hữu Long

Còn theo ông Phạm Việt Anh - Nhà sáng lập Left Brain Connectors thì câu chuyện về văn hóa là cái chất hấp dẫn cho du lịch, cho quảng bá hình ảnh của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng. Giả sử vỉa hè của Hà Nội hay THCM cũng giống vỉa hè của Bangkok, Singapore, thì đến 2 nơi trên rồi người ta không cần đến Hà Nội nữa và ngược lại.

“Ngoài việc dọn dẹp và chấn chỉnh trật tự đô thị, quản lý vỉa hè, thành phố cần cân nhắc những giải pháp cho tồn tại hoạt động bán hàng rong, giao thương trên vỉa hè khuôn khổ nhằm duy trì được nét văn hóa giao thương hấp dẫn du khách vừa tạo điều kiện cho bà con ổn định cuộc sống” - Ông Anh đề xuất.

Từ ý kiến của các đại biểu, ông Lã Quốc Khánh - Phó giám đốc Sở du lịch TPHCM - đại diện Sở Du lịch cho biết, tới đây, thành phố sẽ quy lại các điểm ẩm thực cụ thể, khuyến khích các đơn vị đầu tư chuỗi các nhà hàng mang hơi thở truyền thống của mỗi vùng miền như một điểm nhấn chính trong tour du lịch, từ đó các hãng lữ hành sẽ tự định hình các tuyến để khai thác, góp phần quảng bá nét ẩm thực Việt Nam.


Đại diện Sở Du lịch TPHCM trao hoa cho các diễn giả. Ảnh: Hữu Long

Phương Nguyên

(Theo Alobacsi)

0
0
Viết Bình luận Gửi bình luận
0 Bình luận

Ban giám khảo

Ông Otto Weibel

Ông Otto Weibel

11-12-2015 08:52
Ông Nguyễn Xuân Hùng

Ông Nguyễn Xuân Hùng

25-11-2015 16:12
Ông Sakal PHOEUNG

Ông Sakal PHOEUNG

31-10-2015 14:15

Món ngon Chiếc Thìa Vàng

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo (chẩm chéo) là món chấm từ gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày cũng như khi đãi khách của dân tộc Thái. Đây vừa là món dân dã vừa đậm hương vị đặc sản núi rừng.

Điểm ăn ngon

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Kỷ lục độc đáo này được Tổ chức Guinness Thế giới (có trụ sở ở London, Anh) chứng nhận vào tháng 6-2018, giới thiệu với công chúng vào ngày 7-9-2018.

Đầu bếp chia sẻ

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai là một trong số ít những đầu bếp đường phố vinh dự nhận được ngôi sao Michelin. Để đi đến ngày vinh quang ấy, bà đã phải trải qua một tuổi xuân đầy mồ hôi và nước mắt.

Ẩm thực & Sức khỏe

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn - dù chỉ với một lượng không nhiều - sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) - một tình trạng tiền Alzheimer.

  • Viet Projects
  • Food & Hotel Vietnam
  • New Viet Dairy
  • Jacob ‘s Creek
  • Harmony Ly's

© 2014 / All rights & Copyrights reserved.

CHIẾC THÌA VÀNG