"Đầu bếp thế kỷ" đi tìm đầu bếp ngôi sao Việt

Thứ sáu, 25/11/2016 14:45
0
0
Một trong những ngôi sao sáng nhất trong thế giới ẩm thực, “đầu bếp Thế kỷ” Eckart Witzigmann chuẩn bị sang Việt Nam làm giám khảo vòng thi chung kết Chiếc Thìa Vàng.


"Đầu bếp thế kỷ" Eckart Witzigmann sẽ xuất hiện tại chung kết Chiếc Thìa Vàng 2016.

Sự nô nức của cộng đồng đầu bếp khu vực Đông Nam Á vì lần xuất hiện này của ông làm bật lên một câu hỏi: Làm thế nào để có những đầu bếp ngôi sao của Chiếc Thìa Vàng?

Những người mở đường

Lịch sử ngành ẩm thực ghi lại, người đầu bếp đầu tiên bước lên bục vinh quang, trở thành “ngôi sao” trong cộng đồng là Bartolomeo Scappi. Đó là một đầu bếp người Ý, là người nấu ăn riêng của Đức Giáo Hoàng Pius V vào thế kỷ 16. Ông cũng được lưu danh là người đầu tiên xuất bản tập sách dạy nấu ăn theo phương thức hiện đại với tên gọi Opera.

Rất lâu sau đó, mãi đến thế kỷ 19, một bếp trưởng người Pháp, Marie-Antoine Careme mới làm tiếp vai trò của người đầu bếp nổi tiếng theo kiểu người của công chúng. Careme không chỉ là bếp trưởng của nhà hàng danh tiếng, người được mời nấu cho những bữa tiệc thượng lưu quý tộc nhất, mà còn để lại cho hậu thế những công thức nấu ăn “đậm chất quý tộc Pháp” cho đến nay vẫn được sử dụng.

Sau đó, là lần lượt những ngôi sao sáng của ngành ẩm thực bắt đầu lộ diện, nhất là khi tổ chức Michelin bắt đầu gắn sao cho đầu bếp, mở đầu cho một thời kỳ của “giải Oscar ngành ẩm thực”.

Tiếp đến là thời điểm bùng phát của các sách dạy nấu ăn, của các chương trình truyền hình liên quan đến ẩm thực thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng.

Tại Việt Nam, nói như nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương, chúng ta cũng đã đi qua giai đoạn nhìn đầu bếp như một nghề buồn thảm “Quanh năm xoong chảo đen sì/ Khói bay mù mịt thấy gì tương lai”. Mà nghề đầu bếp dần được xem trọng hơn, nghề bếp cũng “sang” hơn rất nhiều so với trước đây.

Vậy nên, ra nhà sách, ta đã thấy hẳn một khu vực dành riêng cho sách nấu ăn. Khi mở tivi, ta sẽ thấy quá chừng show về ẩm thực và các nhãn hàng không chỉ mời hoa hậu, ca sĩ… làm đại sứ thương hiệu nữa, mà còn mời những đầu bếp chuyên nghiệp làm sức hút đối với công chúng để bán hàng.


Rau trúc linh cuốn bắp hoa bê kèm xốt tiêu rừng – chả cua gan ngỗng kèm nước mắm chanh muối.

Và sự khổ luyện

Khoảng cách từ một đầu bếp bình thường với một đầu bếp ngôi sao là bao xa? Câu trả lời trên Google là… vô cùng xa. Vì cách duy nhất để trở thành một đầu bếp giỏi là khổ luyện.

Học hành bài bản, thực hành liên tục và không bao giờ được ngừng nghỉ chuyện trau dồi kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp cũng như những trào lưu mới trong ẩm thực – đó mới chỉ là một phần trong hành trang để chinh phục đẳng cấp của đầu bếp.

Sau đó là lòng yêu nghề, sự sáng tạo và tính chuyên nghiệp sẽ mang lại một phần của thành công. Nhưng một đầu bếp giỏi thì cũng còn… xa lắm mới là đầu bếp ngôi sao, vì đó lại là một câu chuyện khác.

Học ăn, học nói, học gói, học mở. Câu thành ngữ này có vẻ đúng với các đầu bếp muốn theo đuổi đỉnh cao của nghề.

Siêu đầu bếp David Thái nói trong một lần chấm thi Chiếc Thìa Vàng: Nhìn dáng đi của một đầu bếp thì cũng thấy ra sự chuyên nghiệp của họ rồi. Thế nên, không có cách nào khác để thành công trong nghề này ngoài việc khổ luyện.

Đầu bếp Lê Võ Anh Duy (khăn cổ đỏ) thao tác trong ngày thi bán kết

Và nhắc đến khổ luyện, chúng ta hay nhớ đến một nhân vật đang gây nhiều chú ý với thành tích vô địch bán kết phía Nam của Chiếc Thìa Vàng: đầu bếp Lê Võ Anh Duy.

Câu chuyện một chàng sinh viên ngành luật, một ca sĩ lại đi học nấu bếp, bắt đầu với chân phụ bếp vất vả nhất trên đời để từng bước một leo lên những bậc thang của nghề mà Duy đã đi qua, luôn truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các sinh viên ngành ẩm thực đến tham quan cuộc thi.

Duy cũng là một thí sinh hiếm hoi có mặt ở Chiếc Thìa Vàng cả bốn năm, mà mỗi lần lại đến gần hơn với chức vô địch một chút. Duy chính là đại diện cho rất đông các đầu bếp trẻ Việt Nam, đầy ắp đam mê và khát khao chinh phục.

Eckart Witzigmann sẽ chấm thi chung kết Chiếc Thìa Vàng. Liệu rằng đứng gần một ngôi sao lớn của thế giới, các đầu bếp của chúng ta có học được những điều hay ho để chạm tay vào vị trí “đầu bếp ngôi sao” trong lòng của công chúng?

Kiên Chinh

(Theo Tiếp thị Thế giới)

0
0
Viết Bình luận Gửi bình luận
0 Bình luận

Món ngon Chiếc Thìa Vàng

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo (chẩm chéo) là món chấm từ gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày cũng như khi đãi khách của dân tộc Thái. Đây vừa là món dân dã vừa đậm hương vị đặc sản núi rừng.

Điểm ăn ngon

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Kỷ lục độc đáo này được Tổ chức Guinness Thế giới (có trụ sở ở London, Anh) chứng nhận vào tháng 6-2018, giới thiệu với công chúng vào ngày 7-9-2018.

Đầu bếp chia sẻ

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai là một trong số ít những đầu bếp đường phố vinh dự nhận được ngôi sao Michelin. Để đi đến ngày vinh quang ấy, bà đã phải trải qua một tuổi xuân đầy mồ hôi và nước mắt.

Ẩm thực & Sức khỏe

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn - dù chỉ với một lượng không nhiều - sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) - một tình trạng tiền Alzheimer.

  • Viet Projects
  • Food & Hotel Vietnam
  • New Viet Dairy
  • Jacob ‘s Creek
  • Harmony Ly's

© 2014 / All rights & Copyrights reserved.

CHIẾC THÌA VÀNG