Người yêu mới của ẩm thực Việt

Thứ tư, 28/12/2016 13:31
0
0
Khép lại một năm bận rộn và đầy cảm hứng với Chiếc Thìa Vàng, nếu có gì để nhớ nhất, đó chính là cuộc họp ban giám khảo trước ngày diễn ra vòng thi chung kết.


Ban giám khảo chấm vòng chung kết Chiếc Thìa Vàng 2016.

Quanh một chiếc bàn hình bầu dục của nhà thi đấu Quân khu 7, là những câu chuyện râm ran bằng tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Việt chen lẫn vào nhau. Bên ngoài ê-kíp của The New York Times chờ sẵn…

Có lần, truyền hình Úc chiếu một đầu bếp nổi tiếng của nước này hướng dẫn nấu một món ăn với hỗn hợp của thịt bò, thịt heo, thịt gà, nước hầm xương, các loại rau củ và sau khi xem xong mới biết ông này đang dạy nấu… phở.

Cảm giác lúc đó rất tệ, giống như thấy chai nước mắm Phú Quốc được sản xuất ở Thái Lan vậy. Bởi thế, khi thấy dàn giám khảo hùng hậu của Chiếc Thìa Vàng, cảm giác rất “đã”.


Các giám khảo quốc tế chấm thi Chiếc Thìa Vàng 2016 

Nổi bật, tất nhiên là “đầu bếp thế kỷ” Eckart Witzigmann từ Đức bay sang. Ông cầm bộ hồ sơ chương trình, ghi chú rất kỹ những đầu bếp có tham gia chấm thi.

Ông cẩn thận hỏi thăm ngay khi xuống máy bay: có người này không, có người kia không. Rồi ông thở ra, nhẹ nhõm khi biết có đầy đủ những đồng nghiệp của mình.

“Họ am hiểu hơn tôi về ẩm thực Việt Nam, nên có thể chia sẻ với tôi một ít hiểu biết của họ trong quá trình làm việc”, ông giải thích.

“Họ” mà Eckart nhắc tới, là siêu đầu bếp David Thái, người đứng bếp chính ở Park Hyatt (Dubai), Tây Ban Nha, Jordan và đạt danh hiệu Michelin Star. Ông đầu bếp người Pháp gốc Việt này cũng đạt huy chương vàng trong chương trình ẩm thực toàn cầu 2005. Đó là phó chủ tịch hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn – Norbert Ehrbar – được xem là người khai phá món Âu cho bếp Việt. Người đàn ông đến từ Thuỵ Sĩ này đã  chọn Việt Nam là nơi gắn bó bằng tay nghề đầu bếp quốc tế của mình.

Eckart cũng rất thích trò chuyện với chủ tịch hiệp hội Escoffier Việt Nam – Sakal Phoeung và Marco Brueschweiler – chủ sở hữu của văn bằng Master Chef Thuỵ Sĩ và chức danh Master Chef toàn cầu của hiệp hội Đầu bếp thế giới. Nhóm các giám khảo quốc tế này đi cùng nhau, trò chuyện, hỏi han các đầu bếp đang dự thi tạo ra một hình ảnh rất đẹp: những món ăn Việt đang được đánh giá bởi những tập hợp giám khảo toàn cầu.


Đại diện báo The New York Times đưa tin về cuộc thi

Một tiếng chuông rền vang

Trên Facebook của mình, giám khảo khách mời - á hậu Vũ Hoàng My ước đoán tổng kinh phí mà ban tổ chức đã chi ra cho Chiếc Thìa Vàng 2016 lên đến 50 tỉ đồng.

Chia sẻ lý do dày công, sẵn sàng tốn kém tạo ra sân chơi này, ông Lý Ngọc Minh, tổng giám đốc công ty TNHH Minh Long I, cho biết bởi dù đi nhiều nơi trên thế giới và thưởng thức hàng loạt các món ngon trứ danh nhưng ông và bạn bè, ai cũng phải thừa nhận món Việt là ngon nhất, qua đó điều làm những người có tâm huyết với ẩm thực trăn trở là vì sao nhiều món ngon nổi tiếng khắp nước nhà như: phở, bánh xèo, chả giò, các món bún… vẫn trắc trở trên đường ra quốc tế.

Có người cho rằng hạn chế lớn nhất của món Việt là chưa có một “chuẩn chung” để bạn bè quốc tế dễ học, dễ mua và dễ làm. Vì vậy, sân chơi trên ra đời không chỉ tìm ra các nhân tố đầu bếp nổi bật, mà còn góp phần chuẩn hoá các công thức món ăn, làm “bàn đạp” cho ẩm thực Việt bước ra thế giới…

Chuyên gia ẩm thực Bùi Thị Sương cho hay, tại các cuộc thi nấu ăn tại Việt Nam hay tranh tài dành cho đầu bếp diễn ra ở nước ngoài… bà đã hỏi rất kỹ các chuyên gia ẩm thực hàng đầu thế giới là món Việt cần thay đổi những gì để chinh phục mọi người, thì ra tất cả đều chung ý kiến là mùi vị của ẩm thực Việt Nam là trên cả tuyệt vời (bởi đậm đà và đặc biệt là cách chế biến ít dầu mỡ, sử dụng nhiều rau xanh ăn kèm, rất tốt cho sức khoẻ, phù hợp với tiêu chí “ăn ngon, sống khoẻ” mà thế giới hiện đại hướng tới). Tuy nhiên, cái họ lưu ý là việc chúng ta phải học cách thay đổi trình bày món ăn, làm sao cho đẹp hơn, tinh tế hơn để vào được những khách sạn 5 sao, tiếp cận gần với đối tượng khách cao cấp.

Cuối năm, nhận được thư của một anh tiến sĩ chuyên ngành châu Á của trường đại học Mỹ, đã cùng đoàn sinh viên từ Mỹ sang “dự thính” chương trình Chiếc Thìa Vàng. Anh bảo, rất muốn giới thiệu câu chuyện Chiếc Thìa Vàng, vì nền văn hoá ẩm thực Việt Nam giàu có hơn rất nhiều so với hiểu biết của thế giới…

Kiên Chinh

(Theo TTTG)

0
0
Viết Bình luận Gửi bình luận
0 Bình luận

Món ngon Chiếc Thìa Vàng

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo (chẩm chéo) là món chấm từ gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày cũng như khi đãi khách của dân tộc Thái. Đây vừa là món dân dã vừa đậm hương vị đặc sản núi rừng.

Điểm ăn ngon

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Kỷ lục độc đáo này được Tổ chức Guinness Thế giới (có trụ sở ở London, Anh) chứng nhận vào tháng 6-2018, giới thiệu với công chúng vào ngày 7-9-2018.

Đầu bếp chia sẻ

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai là một trong số ít những đầu bếp đường phố vinh dự nhận được ngôi sao Michelin. Để đi đến ngày vinh quang ấy, bà đã phải trải qua một tuổi xuân đầy mồ hôi và nước mắt.

Ẩm thực & Sức khỏe

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn - dù chỉ với một lượng không nhiều - sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) - một tình trạng tiền Alzheimer.

  • Viet Projects
  • Food & Hotel Vietnam
  • New Viet Dairy
  • Jacob ‘s Creek
  • Harmony Ly's

© 2014 / All rights & Copyrights reserved.

CHIẾC THÌA VÀNG