Xu hướng ẩm thực 2017: Không gian ẩm thực số

Thứ sáu, 10/11/2017 10:56
0
0
Ẩm thực và những vấn đề liên quan đến ẩm thực là một trong những nhu cầu tất yếu của con người (ăn, mặc, ở).

Xã hội càng phát triển, đời sống càng cao, nhu cầu của con người cũng khắt khe hơn, tinh tế hơn – không chỉ ăn no mặc ấm mà cần phải ăn ngon mặc đẹp. Đối với thế hệ Z (những người sinh từ năm 2000 trở về sau) và những người trẻ 9x thì nhu cầu ăn – mặc - ở cũng thay đổi rõ rệt: thay vì mua nhà thì ở nhà thuê, lấy tiền đi du lịch; thay vì mặc ĐẸP thì phải mặc PHONG CÁCH; bên cạnh việc ăn NGON thì cũng phải ăn SẠCH và ăn LÀNH.

Chính vì sự biến đổi của nhu cầu mà xu hướng ẩm thực của thế giới cũng thay đổi liên tục theo thời gian. Những thương hiệu thực phẩm đình đám của những tập đoàn “tai to mặt lớn” trên thế giới cũng dần dần không còn được ưa chuộng nữa, thay vào đó là những nhà hàng, cửa hiệu nhỏ thuộc hộ kinh doanh và gia đình quản lý lại lên ngôi. Thức ăn đóng hộp (canned food) và thức ăn nhanh (fast food) không còn đủ “tiện dụng” nữa, khách hàng thà mất thêm thời gian và chi thêm một khoản để chọn thức ăn tươi được nấu trong ngày.

Và quan trọng hơn cả, tình trạng béo phì ở cả trẻ con và người lớn, cùng những chứng bệnh do thực phẩm có hại mang lại trở nên quá phổ biến đến nỗi chúng ta phải giật mình nhìn lại sự lựa chọn thực phẩm của mình. Giờ đây, xu hướng của người tiêu dùng hiện đại là sản phẩm gần gũi hơn, nhà phân phối nhỏ hơn nhưng dễ xác thực hơn.


Ảnh: Fast Casual

Cùng với sự phát triển theo xu hướng đó, thuật ngữ “foodscape” được phổ biến thông dụng hơn, dễ hiểu hơn và trở nên hữu ích hơn với những ứng dụng trên điện thoại và mạng lưới Internet. Thậm chí, foodscape còn được xem như một ngôn ngữ mới của thế hệ Z và tất nhiên, chính họ là những người theo kịp và chấp nhận xu hướng này.

Vậy, foodscape là gì?

Thuật ngữ “foodscape” lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà xã hội học người Canada – Anthony Winson – để chỉ những địa điểm cụ thể bày và bán thực phẩm hoặc những nơi cung cấp thực phẩm để dùng tại chỗ. Nói một cách đại chúng thì nơi nào ta đến mua thực phẩm (chợ, siêu thị), chế biến thực phẩm (bếp), sản xuất thực phẩm (nhà máy, vườn, trang trại), sử dụng thực phẩm (quán cà phê, nhà hàng, quầy ăn uống), thậm chí chỉ cần một nơi để ngồi đó và bàn về thực phẩm thì đó chính là foodscape – không gian thực phẩm của chúng ta.

Khi nhu cầu thực phẩm được nhìn nhận theo một hướng khác, không lấy số lượng mà tập trung vào chất lượng, không chỉ ăn cho no mà là thưởng thức món ăn ngon và lành thì không gian ẩm thực của mỗi cá nhân (hoặc mỗi hộ gia đình) lại trở nên thiết thực và có ảnh hưởng to lớn.

Ví dụ, bạn sống ở khu vực trong thành phố, có một cửa hàng tiện lợi bán thức ăn đông lạnh, một siêu thị nhỏ, một nhà hàng lớn và nhiều cửa hàng thức ăn nhanh; vậy thì khả năng rất lớn là bữa ăn hàng ngày của bạn sẽ là thức ăn nhanh được đặt trước, ghé lấy và mang về nhà – hoặc bạn sẽ nấu ăn với thực phẩm mua từ siêu thị.

Một ví dụ khác, nếu bạn sống ở khu vực ngoại ô, chỉ có chợ họp mỗi ngày bày bán nông sản và những cửa hàng tạp hoá thì bắt buộc bạn sẽ phải nấu ăn với nguyên liệu tươi mua từ chợ.


Một không gian được xây dựng bằng thực phẩm. Ảnh: Artifex.Ru

Khi chúng ta thật sự chú ý đến foodspace của cá nhân, ta sẽ nhìn thấy rất rõ ràng nguồn thực phẩm ta sử dụng mỗi ngày đến từ đâu, thói quen sử dụng thực phẩm của ta như thế nào – và qua đó nhận biết được những ảnh hưởng tích cực (hoặc tiêu cực) của những loại thực phẩm ấy đối với sức khoẻ và cơ thể.

Nhà xã hội học Anthony Winson cũng đã viết về hiện tượng các thành phố ở Mỹ và Canada đầy nghẹt một số lượng cực lớn những nhà hàng thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn - một foodscape khổng lồ bị thống trị bởi những loại thức ăn rất tiện dụng nhưng không lành mạnh và hệ quả là “đại dịch béo phì” lan rộng khắp lục địa Bắc Mỹ.

Nhận thấy không gian ẩm thực không đủ lành mạnh, người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm và thay thế thói quen sử dụng thực phẩm hằng ngày của mình. Thực phẩm lành mạnh trở thành một khoản chi tiêu cố định cho người đô thị - nhóm người tiêu dùng buộc phải học cách định hướng cho những nơi cung cấp thực phẩm trong phạm vi foodscape của mình về việc tìm và bán thực phẩm sạch, an toàn, và quan trọng nhất là lành mạnh.

Với nhu cầu chính đáng và hoàn toàn KHÔNG MỚI MẺ của người tiêu dùng, không gian ẩm thực số - digital foodscape ra đời và trở thành một công cụ hữu dụng cho các bà nội trợ hiện đại, nhân viên văn phòng bận rộn, và cả thanh thiếu niên thế hệ Z – đối tượng đầy nhiệt tình và tư duy tích cực để dẫn đầu những trào lưu mới.

Không gian ẩm thực số cũng giống như một mạng xã hội, nơi mọi người tham gia có thể trò chuyện, đặt câu hỏi, giao lưu, gặp gỡ nhau và kết nối với nhau dựa trên sự quan tâm duy nhất: thực phẩm và những vấn đề liên quan đến thực phẩm. Chủ đề này có thể đi từ entry tiệm trà sữa nào ngon nhất trong khu phố, hoặc bánh mì ở tiệm X. cuối đường Y. luôn ra lò vào 4 giờ chiều, đến entry tuần này có thực phẩm tươi sạch gì từ nông trại, và làm cách nào để trồng xà lách sạch tại nhà.


Không gian ẩm thực số đang là xu hướng mới không chỉ dành cho các nhà sản xuất và phân phối thực phẩm mà còn là sự quan tâm của người tiêu dùng. Ảnh: KeywordSuggest.org

Đây là một địa điểm tuyệt vời để những nhà cung cấp thực phẩm nhỏ lẻ có thể tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng cùng những thông tin sản phẩm thiết thực và xác thực nhất, không cần đến giải pháp quảng cáo thương mại, gương mặt đại diện hay bất kỳ hình thức sắp đặt nào. Tiếng lành chắc chắn sẽ đồn xa và lây lan cực kỳ hiệu quả (viral) trong không gian thực phẩm số (và tiếng xấu cũng vậy). Một số digital foodspace phổ biến tại Việt Nam hiện nay là foody và panda.

Như vậy, sau thời đại của công nghiệp thực phẩm tiện lợi, đế chế của những tập đoàn thực phẩm lớn đang lung lay trước nhu cầu mới của người tiêu dùng có hiểu biết – và những nhà cung cấp nhỏ lẻ một lần nữa có cơ hội để tiếp cận với lượng khách hàng vô tận trong một không gian mở, thị trường cạnh tranh tự do và cơ hội sáng tạo không ngừng.

Thiên Thư

0
0
Viết Bình luận Gửi bình luận
0 Bình luận

Món ngon Chiếc Thìa Vàng

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo – hương vị Tây Bắc

Chẳm chéo (chẩm chéo) là món chấm từ gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày cũng như khi đãi khách của dân tộc Thái. Đây vừa là món dân dã vừa đậm hương vị đặc sản núi rừng.

Điểm ăn ngon

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Nhà hàng hoạt động trên độ cao lớn nhất thế giới

Kỷ lục độc đáo này được Tổ chức Guinness Thế giới (có trụ sở ở London, Anh) chứng nhận vào tháng 6-2018, giới thiệu với công chúng vào ngày 7-9-2018.

Đầu bếp chia sẻ

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai – Huyền thoại sinh ra từ đám cháy

Jay Fai là một trong số ít những đầu bếp đường phố vinh dự nhận được ngôi sao Michelin. Để đi đến ngày vinh quang ấy, bà đã phải trải qua một tuổi xuân đầy mồ hôi và nước mắt.

Ẩm thực & Sức khỏe

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nấm - một “thần dược” cho não bộ

Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn - dù chỉ với một lượng không nhiều - sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) - một tình trạng tiền Alzheimer.

  • Viet Projects
  • Food & Hotel Vietnam
  • New Viet Dairy
  • Jacob ‘s Creek
  • Harmony Ly's

© 2014 / All rights & Copyrights reserved.

CHIẾC THÌA VÀNG